Thủ tục sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép bưu chính
Giấy phép bưu chính là chứng thư pháp lý không thể thiếu khi kinh doanh dịch vụ bưu chính. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể phát sinh những trường hợp cần sửa đổi, bổ sung hoặc cấp lại giấy phép bưu chính. Bài viết sau đây sẽ phân tích sâu hơn về thủ tục sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép bưu chính.
Căn cứ pháp lý:
Nghị định số 47/2011/NĐ-CP
1.Trường hợp sửa đổi, bổ sung giấy phép bưu chính
– Trường hợp cần thay đổi nội dung ghi trong giấy phép bưu chính đã được cấp, doanh nghiệp phải làm thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy phép bưu chính.
– Cơ quan cấp giấy phép bưu chính là cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung giấy phép bưu chính.
– Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép bưu chính gồm:
a) Giấy đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép bưu chính (theo mẫu)
b) Tài liệu liên quan đến nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép bưu chính
Số lượng hồ sơ: 01
>>> Xem thêm Những điều cần lưu ý khi kinh doanh dịch vụ bưu chính
2.Cấp lại giấy phép bưu chính khi hết hạn
– Giấy phép bưu chính có thời hạn là 10 năm.
– Trước khi giấy phép bưu chính hết hạn tối thiểu 30 ngày, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có nhu cầu tiếp tục kinh doanh thì phải lập 01 bộ hồ sơ là bản gốc đề nghị cấp lại giấy phép bưu chính và nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy phép.
– Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép bưu chính khi hết hạn bao gồm:
a) Giấy đề nghị cấp lại giấy phép bưu chính (theo mẫu)
b) Báo cáo tài chính của 02 năm gần nhất do doanh nghiệp tự đóng dấu xác nhận và chịu trách nhiệm về tính chính xác của báo cáo
c) Phương án kinh doanh trong giai đoạn tiếp theo, nếu doanh nghiệp bị lỗ 02 năm liên tiếp
Nếu có thay đổi so với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bưu chính lần gần nhất, cần thêm các giấy tờ sau:
d) Mẫu hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;
e) Mẫu biểu trưng, nhãn hiệu, ký hiệu đặc thù hoặc các yếu tố thuộc hệ thống nhận diện của doanh nghiệp được thể hiện trên bưu gửi (nếu có);
g) Bảng giá cước dịch vụ bưu chính phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;
h) Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ bưu chính công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;
i) Quy định về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp phát sinh thiệt hại, quy trình giải quyết khiếu nại của khách hàng, thời hạn giải quyết khiếu nại phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;
3.Cấp lại giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được
– Trường hợp giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được và doanh nghiệp, tổ chức muốn được cấp lại thì doanh nghiệp, tổ chức phải lập 01 bộ hồ sơ là bản gốc và nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính.
– Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được gồm:
a) Giấy đề nghị cấp lại giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính (theo mẫu)
b) Bản gốc giấy phép bưu chính còn thời hạn sử dụng, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính, đối với trường hợp bị hư hỏng không sử dụng được.
>>> Xem thêm Điều kiện, hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ bưu chính
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
Thương nhân đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo muốn cấp giấy chứng nhận thì phải chuẩn bị những giấy tờ gì? [...]
Tổng cục Thuế hướng dẫn giảm tiền thuê đất năm 2023
Tổng cục Thuế hướng dẫn giảm tiền thuê đất của năm 2023 như thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. [...]