Bảo hiểm tiền gửi là gì theo quy định của pháp luật mới nhất?
Bảo hiểm tiền gửi là gì theo quy định của pháp luật mới nhất? Các hành vi nào bị cấm trong hoạt động tiền gửi? Pháp luật quy định cụ thể về vấn đề này ra sao?
Thế nào là bảo hiểm tiền gửi?
Khi mà có một khoản tiền dư thì ngoài đầu tư, kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi thì cá nhân có thể gửi tiền tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập theo quy định của pháp luật.
Và để đảm bảo hơn cho người gửi tiền, pháp luật đặt ra bảo hiểm tiền gửi nhằm đảm bảo cho khoản tiền gửi của khách hàng không xảy ra rủi ro khi mà tổ chức nhận tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả nắng chi trả hoặc bị phá sản. Hoạt động này chính là bảo hiểm tiền gửi.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật bảo hiểm tiền gửi 2012, bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản.
Xem thêm: Quy định về dư nợ cho vay và tổng tiền gửi của tổ chức tín dụng
Một số đặc trung cơ bản của bảo hiểm tiền gửi
Căn cứ từ khái niệm được đưa ra ở trên, chúng ta có thể rút ra một vài đặc trưng cơ bản của bảo hiểm tiền gửi như sau:
Về chủ thể tham gia
Bảo hiểm tiền gửi có sự tham gia của người được bảo hiểm tiền gửi và tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Trong đó:
– Người được bảo hiểm tiền gửi là cá nhân có tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
– Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi của cá nhân, bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.
Về nguyên tắc bảo hiểm tiền gửi
Bảo hiểm tiền gửi là loại hình bảo hiểm bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi 2012.
Khi tiến hành hoạt động bảo hiểm tiền gửi phải công khai, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo hiểm tiền gửi, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tổ chức bảo hiểm tiền gửi.
Về tham gia bảo hiểm tiền gửi
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi của cá nhân phải tham gia bảo hiểm tiền gửi và niêm yết công khai bản sao Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi tại trụ sở chính, chi nhánh và các điểm giao dịch có nhận tiền gửi của cá nhân.
Tuy nhiên, đối với ngân hàng chính sách không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Các hành vi bị cấm
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Luật bảo hiểm tiền gửi 2012, các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo hiểm tiền gửi bao gồm:
1. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi không nộp phí bảo hiểm tiền gửi.
2. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền bảo hiểm.
3. Gian lận, giả mạo hồ sơ, tài liệu, giấy tờ về bảo hiểm tiền gửi.
4. Cản trở, gây khó khăn, làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, người được bảo hiểm tiền gửi và cơ quan, tổ chức có liên quan đến bảo hiểm tiền gửi.
5. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái các quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.
Xem thêm: Sự khác nhau giữa chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu là gì?
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Bảo hiểm tiền gửi là gì theo quy định của pháp luật mới nhất?” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Tổng cục hải quan là cơ quan nào? Chức năng, nhiệm vụ
Tổng cục Hải quan là tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về hải quan và [...]
Hướng dẫn đăng ký tài khoản định danh điện tử
Đăng ký tài khoản định danh điện tử như thế nào để nhanh chóng và chuẩn xác nhất? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết [...]