Chủ thể của quan hệ sở hữu là ai? theo quy định của pháp luật dân sự
Quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu cũng như các quan hệ pháp luật dân sự khác bao gồm những yếu tố cấu thành quan hệ đó: Chủ thể, khách thể và nội dung quyền sở hữu. Vậy chủ thể của quan hệ sở hữu là ai?
Việc phân tích các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu dưới dạng cụ thể, riêng biệt có ý nghĩa cho việc nghiên cứu từng yếu tố khi phải xem xét chúng trong những trường hợp cu thế. Trên thưc tế ba yếu tố của quan hệ pháp luật dân sự thường có mối quan hệ khăng khít, biện chứng, bởi thiếu một trong các yếu tố đó, thì không thể hình thành quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu.
Chủ thể của quan hệ sở hữu là ai?
Chủ thể của quyền sở hữu là những người tham gia quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu.
Đối với những tài sản hữu hình thì chủ thể của quyền sở hữu là những người có trong tay các tài sản theo quy định của pháp luật thuộc quyền sở hữu của mình ( chủ sở hữu) được xác lập theo những căn cứ do Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định. Chủ sở hữu trong BLDS là cá nhân, pháp nhân theo như quy định tại Điều 158 BLDS có đủ ba quyền năng là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản.
Đối với những tài sản vô hình (quyền sở hữu trí tuệ), thì chủ thể quyền sở hữu là những người được pháp luật dân sự công nhận. Đó là chủ sở hữu tác phẩm bao gồm: tác giả, các đồng tác giả, cơ quan tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả, cá nhân hoặc tổ chức giao kết hợp đồng sáng tạo với tác giả, người thừa kế theo di chúc hoặc người thừa kế theo pháp luật cùa tác giả..
Trong quyền sở hữu công nghiệp, chủ sở hữu có thể được xác nhận theo văn bằng bảo hộ. Người có tên trong văn bằng bảo hộ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp là chủ sở hữu và có quyền sở hữu đối với sáng chế, giải pháp hữu ích. kiểu dáng công nghiệp, nhăn hiệu hàng hóa,.. được xác lập theo văn bằng bảo hộ.
Xem thêm: Chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật dân sự là ai?
Thế nào là tác giả của tác phẩm?
Tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định hiện nay
Điều kiện để trở thành chủ thể của quan hệ sở hữu
Để trở thành chủ sở hữu, trong một số trường hợp pháp luật dân sự quy định phải có những điều kiện nhất định. Đối với cá nhân, để trở thành chủ sở hữu phải có năng lực hành vi dân sự và trong một số trường hợp phải có năng lực pháp luật dân sự
Mặt khác, có những tài sản BLDS quy định chỉ thuộc quyền sở hữu của những chủ thể riêng biệt như: Điều 197 BLDS quy định Tài sản thuộc sở hữu toàn dân bao gồm Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản,…
Do tính chất và đặc trưng của quan hệ pháp luật về sở hữu nên một bên chủ thể luôn được xác định và có các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình, còn chủ thể phía bên kia là tất cả những thành viên trong xã hội. Những thành viên này chưa được xác định cụ thể nhưng họ có nghĩa vụ phải tôn trọng các quyền năng của chủ sở hữu. Nghĩa vụ này được thể hiện ở việc không được xâm phạm, tiến hành những hành vi khác làm cản trở việc thực hiện các quyền của chủ sở hữu dưới dạng hành động hoặc không hành động.
Ví dụ: Người thuê nhà không được tự ý sửa chữa hoặc làm thay đổi kiến tróc nhà khi chủ sở hữu chưa đồng ý. Nếu bên thuê nhà vi phạm có thể bị bên cho thuê nhà đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy đinh tại khoản 2 Điều 480 BLDS.
Trên đây là nội dung Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.
Điều kiện hưởng lương hưu đối với người lao động
Điều kiện hưởng lương hưu đối với người lao động Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và hướng dẫn tại Điều [...]
Quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản hình thành trong tương lai
Kinh doanh bất động sản hình thành trong tương lai bao gồm các hoạt động bán, cho thuê, cho thuê mua nhà, công trình xây dựng [...]