Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là gì?
Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là đơn vị thuộc Ngân hàng nhà nước, nằm trong hệ thống Thanh tra, giám sát ngành ngân hàng.
1.Vị trị, chức năng của cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trong Ngân hàng nhà nước
– Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là đơn vị tương đương Tổng cục, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước
– Chức năng:
+ Tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quản lý nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
+ Quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giám sát ngân hàng
+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, phòng, chống rửa tiền, bảo hiểm tiền gửi; tiến hành thanh tra hành chính
+ Thanh tra chuyên ngành và giám sát ngân hàng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước;
+ Thực hiện phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố theo quy định của pháp luật và phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
– Cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng gồm các Vụ, Cục, Văn phòng.
– Chức danh của người đứng đầu của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng.
2.Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng
Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau:
– Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra, giám sát trong phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước
– Chủ trì xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước
– Ra quyết định thanh tra, thành lập đoàn thanh tra đối với đối tượng thanh tra ngân hàng thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước theo phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc theo yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
– Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật của đối tượng thanh tra ngân hàng hoặc khi có dấu hiệu rủi ro đe dọa đến sự an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và chịu trách nhiệm trước Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về quyết định của mình.
– Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc khi có dấu hiệu rủi ro đe dọa đến sự an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, yêu cầu Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (trừ nơi có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng) tiến hành thanh tra đối với đối tượng thanh tra ngân hàng đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phân công thực hiện
– Xem xét xử lý hoặc đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xử lý những vấn đề mà Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh không nhất trí với Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ về thanh tra, giám sát được giao.
– Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sai trái về thanh tra, giám sát của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước.
– Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giải quyết vấn đề liên quan đến công tác thanh tra, giám sát; trường hợp kiến nghị về thanh tra không được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp nhận thì báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ.
– Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra, giám sát.
– Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
– Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý, quyết định theo thẩm quyền và tổ chức triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.
– Báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra trong phạm vi trách nhiệm được giao; báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về các mặt công tác khác của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
– Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Ngân hàng Nhà nước trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
– Quyết định việc thanh tra viên ngân hàng, công chức khác thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng tiến hành các cuộc làm việc, tiếp xúc trực tiếp đối tượng giám sát ngân hàng.
– Quyết định mức độ giám sát đối với các đối tượng giám sát ngân hàng, trừ trường hợp do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao.
>>>Xem thêm Nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng nhà nước là gì?
Chi ngân sách nhà nước là gì? Nguyên tắc phân cấp chi ngân sách?
Chi ngân sách nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm thực hiện chức năng Nhà nước. Vậy [...]
Cách tính thời hạn kháng cáo theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Thời hạn kháng cáo được pháp luật tố tụng dân sự quy định như thế nào? Cách tính thời hạn kháng cáo được hiểu [...]