Quy định về đại diện theo pháp luật trong BLDS 2015
Quy định về đại diện theo pháp luật trong BLDS 2015 như thế nào? Ai là người đại diện theo pháp luật của cá nhân và pháp nhân? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề này.
1. Đại diện là gì?
Theo Điều 134 BLDS 2015 quy định rõ khái niệm đại diện như sau:
– Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
– Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.
– Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện.
2. Căn cứ xác lập đại diện
Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật).
3. Các trường hợp đại diện theo pháp luật
Bao gồm người đại diện theo pháp luật của cá nhân và người đại diện theo pháp luật của pháp nhân
3.1. Đại diện theo pháp luật của cá nhân
Đại diện theo pháp luật của cá nhân được quy định tại Điều 136 BLDS 2015 như sau:
+ Trường hợp con chưa thành niên thì cha, mẹ là người đại diện theo pháp luật.
+ Đối với người được giám hộ thì người giám hộ là người đại diện theo pháp luật. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
+ Đại diện theo pháp luật là người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại 2 trường hợp trên.
+ Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật là người được Tòa án chỉ định.
3.2. Đại diện theo pháp luật của pháp nhân
Đại diện theo pháp luật của pháp nhân được quy định tại Điều 137 Bộ luật Dân sự 2015, gồm:
+ Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ;
+ Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật;
+ Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.
Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân theo quy định tại Điều 140 và Điều 141 của Bộ luật Dân sự 2015 về thời hạn đại diện và phạm vi đại diện.
Trên đây là bài viết “Quy định về đại diện theo pháp luật trong BLDS 2015” mới nhất LawKey gửi đến bạn đọc, nếu có thắc mắc liên hệ LawKey để được giải đáp.
Biện pháp khẩn cấp tạm thời là gì? Đặc điểm và ý nghĩa áp dụng
Biện pháp khẩn cấp tạm thời là gì? Đặc điểm và ý nghĩa áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân [...]
Hậu quả pháp lý của hành vi gây tai nạn rồi bỏ trốn
Nhiều lái xe sau khi gây tai nạn giao thông do tâm lý lo sợ đã bỏ trốn khỏi hiện trường mà không nghĩ đến các hậu quả [...]