Quy định pháp luật về đăng ký hành nghề kiểm toán
Kiểm toán là việc nghiên cứu và kiểm tra các tài khoản hàng năm của một tổ chức do một người độc lập, đủ danh nghĩa gọi là kiểm toán viên tiến hành. Vậy đăng ký hành nghề kiểm toán là gì?
Căn cứ pháp lý
– Luật kiểm toán độc lập năm 2011
– Thông tư số 202/2012/TT-BTC
1.Điều kiện đăng ký hành nghề kiểm toán
– Là kiểm toán viên;
– Có thời gian thực tế làm kiểm toán từ đủ ba mươi sáu tháng trở lên;
a) Thời gian thực tế làm kiểm toán được tính là thời gian đã làm kiểm toán tại doanh nghiệp kiểm toán theo hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian;
b) Thời gian thực tế làm kiểm toán được tính cộng dồn trong khoảng thời gian kể từ khi được cấp bằng tốt nghiệp đại học đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán theo nguyên tắc tròn tháng;
c) Thời gian thực tế làm kiểm toán phải có xác nhận của người đại diện theo pháp luật hoặc người được uỷ quyền của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán nơi kiểm toán viên đã thực tế làm việc.
– Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức.
2.Hồ sơ đăng ký hành nghề kiểm toán
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán (theo mẫu)
– Bản sao hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán.
– Giấy xác nhận về thời gian thực tế làm kiểm toán (theo mẫu) hoặc tài liệu chứng minh về thời gian thực tế làm kiểm toán hoặc Bản giải trình kèm theo tài liệu chứng minh về thời gian thực tế làm kiểm toán
– Bản thông tin cá nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục số 05/ĐKHN ban hành kèm theo Thông tư này.
– Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp trong thời hạn không quá sáu tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
– Bản sao Chứng chỉ kiểm toán viên.
– Hai ảnh màu cỡ 3x4cm được chụp trên nền trắng trong thời hạn không quá sáu tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký.
– Bản sao Quyết định thôi việc hoặc Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động tại nơi làm việc trước doanh nghiệp kiểm toán.
– Bản sao Giấy phép lao động tại Việt Nam của kiểm toán viên là người nước ngoài trừ trường hợp pháp luật lao động Việt Nam quy định không cần phải có giấy phép lao động.
– Tài liệu chứng minh giờ cập nhật kiến thức của kiểm toán viên tại các tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán đối với trường hợp có tính giờ cập nhật kiến thức.
Lưu ý: Các văn bằng, chứng chỉ nếu bằng tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch bằng tiếng Việt đã được công chứng hoặc chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
3. Trình tự đăng ký hành nghề kiểm toán
– Kiểm toán viên phải lập 01 bộ hồ sơ gửi đến Bộ Tài chính thông qua doanh nghiệp kiểm toán.
– Người đại diện theo pháp luật của DNKT có trách nhiệm xem xét, rà soát hồ sơ bảo đảm các kiểm toán viên đủ điều kiện đăng ký hành nghề tại tổ chức mình và ký xác nhận trên Đơn đăng ký hành nghề của từng kiểm toán viên.
– Doanh nghiệp kiểm toán đề nghị Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận cho các kiểm toán viên đăng ký hành nghề tại đơn vị mình (theo mẫu) kèm theo hồ sơ đăng ký hành nghề của từng kiểm toán viên. Hồ sơ gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ Tài chính.
– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và đảm bảo đủ điều kiện, Bộ Tài chính xem xét, cấp Giấy chứng nhận theo quy định. Ngày cấp Giấy chứng nhận không sớm hơn ngày bắt đầu có hiệu lực của hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại DNKT.
Xử lý đối với hóa đơn mua của cơ quan thuế viết sai
Xử lý đối với trường hợp hóa đơn mua của cơ quan thuế đã lập nhưng viết sai như thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu [...]
Thông báo phát hành hóa đơn lần đầu trong Công ty cổ phần
Doanh nghiệp trước khi sử dụng hoá đơn cho việc bán hàng hoá, dịch vụ phải lập và gửi thông báo phát hành hoá đơn cho cơ quan [...]