Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì? Những nội dung nào thuộc các Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng?
Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì?
Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là những yếu tố, cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường, người phải bồi thường, người được bồi thường và mức bồi thường.
Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) không quy định cụ thể các Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà chỉ quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Có thiệt hại xảy ra
Thiệt hại xảy ra là tiền đề của trách nhiệm bồi thường thiệt hại (BTTH) bởi mục đích của việc áp dụng trách nhiệm là khôi phục tình trạng tài sản cho người bị thiệt hại, do đó không có thiệt hại thì không đặt ra vấn đề bồi thường cho dù có đầy đủ các điều kiện khác.
Thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền, do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức.
Trong trách nhiệm dân sự chỉ cần có thiệt hại dù không nghiêm trọng cũng phải bồi thường. Vì thiệt hại là điều kiện bắt buộc phải có trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, không có thiệt hại thì không phải bồi thường.
Xác định thế nào là thiệt hại dựa vào các nội dung sau:
– Thiệt hại về tài sản:
Biểu hiện cụ thể là mất tài sản, giảm sút tài sản, những chi phí để ngăn chăn, hạn chế, sửa chữa thay thế, những lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác công dụng của tài sản. Đây là những thiệt hại vật chất của người bị thiệt hịa.
– Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe:
Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe làm phát sinh thiệt hại về vật chất: gồm chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, phục hồi chức năng bị mất, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do thiệt hại về tính mạng, sức khỏe.
– Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm uy tín bị xâm hại: gồm chi phí hợp lí để ngăn chăn, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại.
– Tổn hại về tinh thần:
Đời sống tinh thần là phạm trù rất rộng, bao gồm nhiều vấn đề như đau thương, mồ côi,…. Về nguyên tắc, không thể giá trị được bằng tiền theo nguyên tắc ngang giá trị như trong trao đổi và không thể phục hồi được. Nhưng với mục đích an ủi, động viên đối với người bị thiệt hại về tinh thần cũng như một biện pháp giáo dục nhằm ngăn chặn người có hành vi trái pháp luật, BLDS quy định người xâm hại phải ” bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần” cho người bị thiệt hại, người thân thích của người đó phải gánh chịu.
Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật
Điều 584 BLDS quy định “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường” Điều luật này xuất phát từ nguyên tắc chung của pháp luật dân sự. Việc xâm phạm mà gây thiệt hại có thể là hành vi vi phạm pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kể cả những hành vi vi phạm đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, vi phạm các quy tắc sinh hoạt trong từng cộng đồng dân sư.
Hành vi gây thiệt hại thông thường thể hiện dưới dạng hành động. Chủ thể đã thực hiện hành vi mà đáng ra không được thực hiện các hành vi đó.
Hành vi gây thiệt hại có thể là hành vi hợp pháp nếu người thực hiện hành vi theo nghĩa vụ mà pháp luật hoặc nghề nghiệp buộc họ phải thực hiện các hành vi đó. Ví dụ: nhân viên phòng cháy chữa cháy có thể phá hủy nhà dễ cháy xung quanh đám cháy, bác sĩ cắt bỏ các bộ phận hoặc làm các phẫu thuật khác,.. Trong trường hợp này, người gây thiệt hại không phải bồi thường.
Người gây thiệt hại cũng không phải bồi thường trong trường hợp phòng vệ chính đáng, trong tình thế cấp thiết hoặc có sự đồng ý của người bị hại. Tuy nhiên, nếu vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng, vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì người gây ra thiệt hại vẫn phải BTTH.
Lỗi của người gây ra thiệt hại
Về nguyên tắc, một người bị áp dụng cưỡng chế nhà nước thì họ phải có hành vi vi phạm pháp luật do lỗi cố ý hoặc vô ý. Tuy nhiên trong quan hệ dân sự có những trường hợp ngoại lệ là người không có hành vi trái pháp luật, không có lỗi vẫn phải chịu trách nhiệm dân sự,..
Lỗi là một trong 4 điều kiện làm phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nói riêng và trách nhiệm dân sự nói chung. Nhưng lỗi trong trách nhiệm dân sự có những trường hợp là lỗi suy đoán bởi hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật nên người thực hiện hành vi đó bị suy đoán là có lỗi. Điều này được thể hiện ở khoản 3 Điều 586 BLDS “nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.” Người bị thiệt hại trong nhiều trường hợp không thể chứng minh được, nếu buộc họ phải chứng minh sẽ bị bất lợi cho họ. Vì vậy, người bị thiệt hại không có nghĩa vụ chứng minh.
Xem thêm: Thành phần của quan hệ pháp luật dân sự theo quy định hiện nay
Căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự
Lỗi cố ý
Lỗi cố ý là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.
Lỗi vô ý
Lỗi vô ý là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
Lỗi của cá nhân
Những người không có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi được coi là không có lỗi trong việc thực hiện các hành vi đó. Những người không có năng lực hành vi, bị mất năng lực hành vi, không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của họ thì họ không phải chịu trách nhiệm. Trong trường hợp trên, cha mẹ, người giám hộ, bệnh viện, trường học là những người theo quy định của pháp luật phải quản lí, chăm sóc, giáo dục,.. được suy đoán là đã có lỗi khi không thực hiện các nghĩa vụ nêu trên và họ phải chịu trách nhiệm do lỗi của họ
Xem thêm: Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân theo Bộ luật dân sự 2015
Lỗi của pháp nhân
Lỗi của pháp nhân trong trách nhiệm BTTH là lỗi của người thực hiện nhiệm vụ của pháp nhân. Vì vậy, pháp nhân phải BTTH do người của pháp nhân gây ra.
Xem thêm: Các yếu tố lí lịch của pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
Lỗi trong trách nhiệm dân sự và lỗi trong trách nhiệm hình sự
Lỗi trong trách nhiệm dân sự khác với lỗi trong trách nhiệm hình sự. Trong trách nhiệm hình sự, hình thức lỗi và mức độ lỗi có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội danh và quyết định hình phạt. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định người phạm tội có lỗi trong việc thực hiện hành vi phạm tội.
Trong trách nhiệm dân sự do gây thiệt hại, vấn đề hình thức lỗi, mức độ lỗi ảnh hưởng ít đến việc xác định trách nhiệm. Thậm chí người gây ra thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi (Khoản 3 Điều 601 quy định về BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; Điều 602 BTTH do làm ô nhiễm môi trường).
Tuy nhiên, có trường hợp người gây ra thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của họ hoặc thiệt hại do lỗi cố ý của người bị thiệt hại thì không phải BTTH.
Có mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật
Thiệt hại xảy ra là kết quả của hành vi trái pháp luật hay ngược lại. Điều này được quy định tại Điều 584 BLDS dưới dạng ” người nào… xâm phạm.. mà gây thiệt hại” đến tính mạng, tài sản,.. là nguyên nhân và thiệt hại là hậu quả của hành vi đó. Tuy nhiên, xác định mối tương quan nhân quả là vấn đề phức tạp.
Việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra trong nhiều trường hợp rất khó khăn. Do đó, cần phải xem xét, phân tích, đánh giá tất cả các sự kiện liên quan một cách thận trọng, khách quan và toàn diện. Từ đó mới có thể rút ra được kết luận chính xác về nguyên nhân, xác định đúng trách nhiệm của người gây ra thiệt hại.
Trên đây là nội dung Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey để được tư vấn.
Xem thêm: Bồi thường thiệt hại trong lao động
Xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Quy định chung của pháp luật về đăng ký tài sản
Tài sản là gì ? Quy định chung về đăng ký tài sản theo quy định của pháp luật ? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài dưới [...]
Quy định về việc lập hồ sơ mời sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư dự án PPP
Một số dự án PPP khi lựa chọn nhà đầu tư cần phải qua bước sơ tuyển ban đầu. Dưới đây là quy định về việc lập [...]