Giao kết nhiều hợp đồng lao động cùng thời điểm đóng bảo hiểm thế nào?
Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên thì phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Vậy khi người lao động Giao kết nhiều hợp đồng lao động cùng thời điểm đóng bảo hiểm thế nào?
1. Người lao động giao kết nhiều hợp đồng lao động cùng thời điểm là hợp pháp
Căn cứ theo Điều 21 Bộ luật lao động 2012 về giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì: Người lao động có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.
Trong trường hợp giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động được thực hiện theo quy định của Chính phủ”.
Như vậy, người lao động được phép ký hợp đồng cùng lúc với nhiều công ty, tuy nhiên, cần phải đảm bảo thực hiện công việc đã thỏa thuận và tuân thủ quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh. Nếu vi phạm, người lao động có thể bị xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương, cách chức hay nghiêm trọng hơn là sa thải.
2. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động và người lao động
Tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 44/2013 quy định:
Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao.
Thế nào là hợp đồng lao động giao kết đầu tiên, hợp đồng lao động giao kết kế tiếp
Trong đó, theo Điều 3 Thông tư 30/2013/TT-BLĐTBXH thì:
Hợp đồng lao động giao kết đầu tiên mà người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp là hợp đồng lao động có thời điểm ký kết đầu tiên trong số hợp đồng lao động mà người lao động đã tham gia ký kết.
Hợp đồng lao động kế tiếp mà người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp là hợp đồng lao động có thời điểm ký kết liền kề ngay sau hợp đồng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chấm dứt hoặc thay đổi.
Như vậy, nếu người lao động đồng thời làm việc và hưởng tiền lương, tiền công từ nhiều công ty, thì công ty giao kết hợp đồng lao động đầu tiên có trách nhiệm tham gia BHXH, BHTN bắt buộc cho người lao động.
3. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc của người sử dụng lao động và người lao động
Tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 44/2013 quy định:
Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động.
Như vậy, nếu người lao động đồng thời làm việc và hưởng tiền lương, tiền công từ nhiều công ty, thì công ty giao kết hợp đồng lao động có mức tiền lương, tiền công cao nhất có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế cho người lao động
Xem thêm: Tiền lương, tiền công, tiền trợ cấp làm căn cứ đóng bảo hiểm y tế
Trên đây là nội dung tư vấn về Giao kết nhiều hợp đồng lao động cùng thời điểm đóng bảo hiểm thế nào LawKey gửi đến bạn đọc. Quý bạn đọc còn thắc mắc có thể gọi điện trực tiếp theo số hotline của Lawkey để được tư vấn trực tiếp.
Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết có phải bồi thường không?
Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết có phải bồi thường không? Pháp luật dân sự quy định thế nào về quyền và nghĩa [...]
Thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
Thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp Tóm tắt câu hỏi: Chào luật sư, tôi làm việc tại công ty xi măng [...]