Hình thức kỷ luật và những điều cấm khi xử lý kỷ luật

Hình thức kỷ luật và những điều cấm khi xử lý kỷ luật

Kỷ luật lao động là hình thức chế tài luôn có trong mọi doanh nghiệp, luôn được áp dụng để đảm bảo tính quy củ, khách quan và hiệu quả công việc. Tuy vậy, không phải người sử dụng muốn kỷ luật theo hình thức nào cũng được  mà phải tuân thủ quy định của Bộ luật lao động về Hình thức kỷ luật và những điều cấm khi xử lý kỷ luậttngười lao động.

1. Kỷ luật lao động:

1.1. Nội dung và mục đích của kỷ luật lao động:

– Theo quy định tại Điều 118 Bộ luật lao động, kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh trong nội quy lao động.

– Kỷ luật lao động bao gồm các điều khoản quy định về hành vi của người lao động trong các lĩnh vực có liên quan đến thực hiện nhiệm vụ lao động của họ như: số lượng, chất lượng công việc cần đạt được, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, giữ gìn trật tự tại nơi làm việc, an toàn lao động và vệ sinh lao động, bảo vệ tài sản và bí mật công nghệ, kinh doanh của tổ chức, các hành vi vi phạm pháp luật lao động và trách nhiệm vật chất.

– Nhằm làm cho người lao động làm việc dựa trên tinh thần hợp tác theo cách thức thông thường và có quy củ, người làm công tác quản lý nguồn nhân lực cần làm cho mọi người lao động hiểu được những mong đợi, yêu cầu của tổ chức đối với bản thân họ và ban hành kỷ luật lao động để người lao động làm việc một cách có trách nhiệm và có cách cư xử đúng mực trong cả công việc lẫn ngoài công việc

1.2. Các hình thức kỷ luật lao động:

Có ba hình thức kỷ luật lao động được quy định tại Điều 125 Bộ luật lao động 2012, đó là các hình thức:

– Khiển trách

– Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức

– Sa thải

Ngoài ba hình thức kỷ luật nêu trên, người sử dụng lao động không được áp dụng bất cứ hình thức kỷ luật lao động nào khác đối với người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động. Việc lựa chọn hình thức kỷ luật nào để áp dụng đối với hành vi vi phạm nào do người sử dụng lao động quyết định căn cứ tính chất, mức độ lỗi của người vi phạm. Theo đó, người sử dụng lao động tự xác định và dự liệu được các hành vi vi phạm có thể xảy ra trong đơn vị để áp dụng.

a, Hình thức khiển trách:

Đây là hình thức kỷ luật nhẹ nhất đối với người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động. Việc quy định hành vi cụ thể nào áp dụng hình thức khiển trách hoàn toàn do người sử dụng lao động quyết định. Ví dụ các hành vi: người lao động sử dụng điện thoại riêng trong giờ làm việc, hoặc vứt rác không đúng nơi quy định, hoặc ăn trong giờ làm việc, hoặc mặc quần áo không đúng quy định, hoặc khạc nhổ bừa bãi tại nơi làm việc,…

b, Hình thức khéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng hoặc cách chức:

Nhóm này bao gồm hai hình thức kỷ luật riêng biệt, được áp dụng đối với người lao động có hành vi vi phạm đã được quy định trong nội quy lao động. Người sử dụng lao động được quyền lựa chọn hình thức kỷ luật phù hợp để áp dụng. Tuy nhiên, hình thức kỷ luật “cách chức” chỉ áp dụng trong trường hợp người lao động đang đảm đương chức vụ nhất định. Song, không phải khi nào người lao động đang đảm đương chức vụ mà có hành vi vi phạm kỷ luật đều bị cách chức. Vì nếu hành vi vi phạm không ảnh hưởng đến phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, khả năng quản lý đảm đương chức vụ của người lao dodonogj thì người sử dụng lao động có thể vẫn không cách chức mà áp dụng hình thức “kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng”. Ví dụ: anh A là Trưởng phòng Hành chính. Một hôm anh A đi làm muộn 30 phút do tắc đường. Trong nội quy lao động của đơn vị quy định: “người lao động đi làm muộn 30 phút thì bị xử lý kỷ luật ở hình thức kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng hoặc cách chức”. Trong trường hợp này, người sử dụng lao động có thể không cách chức anh A mà có thể kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng.

c, Hình thức sa thải:

Đây là hình thức kỷ luật nặng nhất được áp dụng đối với người lao động có hành vi vi phạm ở mức độ lỗi nặng. Theo đó, người sử dụng thấy rằng không thể tiếp tục sử dụng người lao động và họ có quyền loại người lao động ra khỏi đơn vị bằng cách chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. Tuy nhiên, do người lao động bị sa thải là đồng nghĩa với chấm dứt việc làm, thu nhập và sẽ khó khăn trong tìm kiếm việc làm mới, cho nên để bảo vệ quyền lợi cho người lao động và tránh trường hợp người sử dụng lao động lạm quyền, Bộ luật lao động quy định một điều luật riêng (Điều 126) về 3 nhóm hành vi vi phạm áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải (mời bạn đọc theo dõi bài viết Các trường hợp sa thải trong kỷ luật lao động)

2. Những hành vi bị cấm khi kỷ luật lao động:

Theo quy định tại Điều 128 Bộ luật lao độn 2012, những hành vi sau bị cấm khi xử lý kỷ luật lao động:

–  Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động.

– Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.

– Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động.

Quy định này nhằm bảo vệ thân thể, nhâm phẩm, thu nhập và các lợi ích khác của người lao động khi tham gia quan hệ lao động. Vì, nhiều khi do ưu thế của “ông chủ” mà người sử dụng lao động dễ lạm quyền, xâm phạm đến quyền và lợi ích thậm chí cả thân thể, nhân phẩm của người lao động.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 4 Điều 219 Bộ luật lao động 2012, khi người lao động tham gia đình công thì người sử dụng lao động cũng không được xử lý kỷ luật lao động đối với hộ. Vì, đình công là quyền cơ bản của người lao động, người lao động được phép nghỉ việc để gây áp lực yêu cầu người sử dụng lao động giải quyết lợi ích phát sinh từ quan hệ lao động. Do đó, để đảm bảo quyền đình công của người lao động, pháp luật cấm người sử dụng lao động xử lý kỷ luật đối với họ cho dù đó là đình công hợp pháp hay bất hợp phá.

Trên đây là nội dung về Hình thức kỷ luật và những điều cấm khi xử lý kỷ luậtLawKey gửi đến bạn đọc.

Khách hàng nói về chúng tôi

Tôi rất hài lòng về chất lượng dịch vụ tại LawKey - Chìa khóa pháp luật. Các bạn là đội ngũ luật sư, chuyên gia kế toán và tư vấn viên nhiệt thành, đầy bản lĩnh với nghề nghiệp. Chúc các bạn phát đạt hơn nữa trong tương lai.

Anh Toản - CTO Công ty CP công nghệ phân phối Flanet

Đống Đa, Hà Nội
Mình thật sự cảm ơn đội ngũ công ty luật và dịch vụ kế toán LawKey về độ nhiệt tình và tốc độ làm việc. Tôi rất an tâm và tin tưởng khi làm việc với LawKey, đặc biệt là được chủ tịch Hà trực tiếp tư vấn. Chúc các bạn phát triển thịnh vượng và đột phá hơn nữa.

Mr Tô - Founder & CEO MengCha Utd

Đống Đa, Hà Nội
Tôi đã trải nghiệm nhiều dịch vụ luật sư trong quá trình kinh doanh của mình, nhưng thực sự an tâm và hài lòng khi làm bắt đầu làm việc với các bạn LawKey: Các bạn trẻ làm việc rất Nhanh - Chuẩn - Chính xác - Hiệu quả - Đáng tin cậy. Chúc các bạn phát triển hơn nữa.    

Mr Tiến - Founder & CEO SATC JSC

Ba Đình, Hà Nội
Từ khi khởi nghiệp đến nay, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Các bạn là đội ngũ chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Trần Trọng Hiếu - Chủ tịch IDJ Group

Hà Nội
Từ khi khởi nghiệp đến nay, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Các bạn là đội ngũ chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Dương - CEO Dương Cafe

Hà Nội
Tại LawKey, đội ngũ của các bạn rất chuyên nghiệp. Đặc biệt, tôi rất hứng thú khi làm việc với luật sư Huy Hà và kế toán Tân Anh. Các bạn không chỉ cho thấy sự thân thiện mà còn chủ động tìm hiểu giúp đỡ tôi trong công việc. Tôi tin tưởng dịch vụ luật và kế toán của các bạn.

Mr Hưng - CEO Tư vấn du học Bạn Đồng Hành

Việt Nam

Khách hàng tiêu biểu