Những vấn đề vợ chồng cần lưu ý khi ly hôn

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án. Có những điều vợ, chồng gì cần lưu ý khi ly hôn? Sau đây, Lawkey sẽ giúp quý khách hàng giải đáp thắc mắc về vấn đề này.

I. Các hình thức ly hôn theo quy định của pháp luật

Ly hôn gồm hai hình thức: thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn. Trong đó:

+ Thuận tình ly hôn (điều 55 Luật hôn nhân và gia đình) là việc cả hai bên vợ chồng cùng có yêu cầu ly hôn, cùng đi đến thống nhất thỏa thuận về quan hệ hôn nhân, con chung, tài sản và nợ.

+ Đơn phương ly hôn (điều 56 Luật hôn nhân và gia đình) là việc vợ hoặc chồng có quyền khởi kiện yêu cầu xin ly hôn khi có các tranh chấp cần Tòa án giải quyết về quan hệ hôn nhân, con chung, tài sản và nợ.

II. Quyền yêu cầu ly hôn và những người có quyền yêu cầu ly hôn

Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Tuy nhiên, Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

III. Giải quyết ly hôn tại Tòa án 

Đối với trường hợp Thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Xem thêm: Mẫu Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và thỏa thuận của đương sự

Thủ tục thuận tình ly hôn theo pháp luật hiện hành

Đối với trường hợp  đơn phương ly hôn (Ly hôn theo yêu cầu của một bên)

Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn của Cha, mẹ, người thân thích khác thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Xem thêm: Thủ tục ly hôn khi ly hôn theo yêu cầu của một bên

Lưu ý: Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

IV. Vấn đề con chung của vợ chồng khi ly hôn 

Căn cứ theo điều 81 Luật hôn nhân và gia đình thì:

+ Trường hợp con dưới 36 tháng tuổi về nguyên tắc được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, ngoại lệ khi mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

+ Trường hợp con từ đủ 7 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi, khi tòa án ra quyết định sẽ phải căn cứ vào nguyện vọng của con.

+ Tòa án không xem xét con đã trên 18 tuổi trừ trường hợp con trên 18 tuổi mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Người không trực tiếp nuôi dưỡng con phải cấp dưỡng nuôi con, mức cấp dưỡng do 2 bên tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định; người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con.

Xem thêm: Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ với con cái sau ly hôn được thực hiện như thế nào?

V. Lưu ý về vấn đề tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn

Căn cứ theo điều 33 luật hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng bao gồm:

+ Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh

+ Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng sau khi chia tài sản chung (khoản 1 điều 40 luật Hôn nhân và gia đình)

+ Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung 

+ Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

+ Tài sản được dùng để đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của gia đình

+ Tài sản khác mà vợ, chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn:

Căn cứ theo điều 59 của luật Hôn nhân và gia đình thì nguyên tắc giải quyết tài sản chung vợ chồng khi ly hôn là tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên về việc chia tài sản chung không xâm phạm đến lợi ích của gia đình, công cộng. Thông thường nếu các bên có chế độ thỏa thuận về tài sản trước hôn nhân thì sau khi kết hôn trong quá trình chung sống các bên vẫn có thể thỏa thuận thay đổi, bổ sung bản thỏa thuận đó và có thể thỏa thuận về chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân.

Nếu hai bên không thể tự thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi, tuy nhiên trên thực tế tòa án có thể thay đổi chia, căn cứ trên các yếu tố sau (căn cứ khoản 2 điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình):

+ Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

+ Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

+ Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

+ Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

VI. Lưu ý vấn đề nợ chung của vợ chồng khi ly hôn

Điều 37 Luật hôn nhân và gia đình có quy định Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

+ Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

+ Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

+ Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

+ Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

+ Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

+ Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

Như vậy, không phải mọi khoản nợ phát sinh trong thời kỳ hôn nhân đều là nợ chung của vợ, chồng. Hai bên vợ, chồng không có nghĩa vụ trả các khoản nợ riêng của bên kia. Khi có tranh chấp về nghĩa vụ trả nợ, bên có yêu cầu chứng minh được việc vay tiền để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình hoặc một trong các căn cứ nêu trên thì Tòa án có thể quyết định đó là nợ chung, vợ chồng cùng có trách nhiệm trong việc trả nợ.

Trên đây là nội dung giải đáp thắc mắc về những vấn đề vợ chồng cần lưu ý khi ly hôn. Quý bạn đọc còn thắc mắc có thể gọi điện trực tiếp theo số hotline của Lawkey để được tư vấn trực tiếp!

Khách hàng nói về chúng tôi

Tôi rất hài lòng về chất lượng dịch vụ tại LawKey - Chìa khóa pháp luật. Các bạn là đội ngũ luật sư, chuyên gia kế toán và tư vấn viên nhiệt thành, đầy bản lĩnh với nghề nghiệp. Chúc các bạn phát đạt hơn nữa trong tương lai.

Anh Toản - CTO Công ty CP công nghệ phân phối Flanet

Đống Đa, Hà Nội
Mình thật sự cảm ơn đội ngũ công ty luật và dịch vụ kế toán LawKey về độ nhiệt tình và tốc độ làm việc. Tôi rất an tâm và tin tưởng khi làm việc với LawKey, đặc biệt là được chủ tịch Hà trực tiếp tư vấn. Chúc các bạn phát triển thịnh vượng và đột phá hơn nữa.

Mr Tô - Founder & CEO MengCha Utd

Đống Đa, Hà Nội
Tôi đã trải nghiệm nhiều dịch vụ luật sư trong quá trình kinh doanh của mình, nhưng thực sự an tâm và hài lòng khi làm bắt đầu làm việc với các bạn LawKey: Các bạn trẻ làm việc rất Nhanh - Chuẩn - Chính xác - Hiệu quả - Đáng tin cậy. Chúc các bạn phát triển hơn nữa.    

Mr Tiến - Founder & CEO SATC JSC

Ba Đình, Hà Nội
Từ khi khởi nghiệp đến nay, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Các bạn là đội ngũ chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Trần Trọng Hiếu - Chủ tịch IDJ Group

Hà Nội
Từ khi khởi nghiệp đến nay, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Các bạn là đội ngũ chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Dương - CEO Dương Cafe

Hà Nội
Tại LawKey, đội ngũ của các bạn rất chuyên nghiệp. Đặc biệt, tôi rất hứng thú khi làm việc với luật sư Huy Hà và kế toán Tân Anh. Các bạn không chỉ cho thấy sự thân thiện mà còn chủ động tìm hiểu giúp đỡ tôi trong công việc. Tôi tin tưởng dịch vụ luật và kế toán của các bạn.

Mr Hưng - CEO Tư vấn du học Bạn Đồng Hành

Việt Nam

Khách hàng tiêu biểu