Mang thai ngoài tử cung thì lao động được hưởng chế độ gì?
Bảo hiểm xã hội Việt Nam có ban hành Công văn hướng dẫn chế độ ốm đau thai sản để giải quyết một số vướng mắc khi thực hiện chế độ cho lao động. Trong đó có mang thai ngoài tử cung. Vậy nếu mang thai ngoài tử cung thì lao động được hưởng chế độ gì?
Giải quyết chế độ cho lao động
Tại địa phương, trong quá trình tổ chức thực hiện chế độ ốm đau, thai sản đối với người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành còn có vướng mắc về việc xác định chế độ hưởng đối với trường hợp lao động nữ thai ngoài tử cung. Chính vì vậy, Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Công văn 2017/BHXH-CSXH năm 2014 để hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.
Theo đó, người lao động khi mang thai ngoài tử cung sẽ được giải quyết theo chế độ ốm đau. Do đó, khi có xác nhận của cơ sở y tế về việc mang thai ngoài tử cung, người lao động có thể đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết chế độ ốm đau do điều trị dài ngày cho bản thân mình.
Xem thêm: Hồ sơ cần cung cấp cho cơ quan bảo hiểm để nhận chế độ ốm đau
Thời gian, mức hưởng chế độ
Căn cứ tại khoản 2 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội 2014, khi mang thai ngoài tử cung, người lao động sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ với thời gian hưởng như sau:
– Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
– Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định trên mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Người lao động được nghỉ việc hưởng chế độ với mức hưởng là:
Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày | = | Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc | x | Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) | x | Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau |
Trong đó:
Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau được tính bằng 75% đối với thời gian hưởng chế độ ốm đau của người lao động trong 180 ngày đầu. Sau khi hưởng hết thời gian 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau cho thời gian tiếp theo sẽ giảm dần, cụ thể:
– Bằng 50% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm;
– Bằng 55% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
– Bằng 65% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên.
Xem thêm: Chế độ ốm đau khi người lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày
Thời gian hưởng Chế độ ốm đau trong năm của người lao động tại doanh nghiệp
Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau
Theo quy định tại Điều 29 Luật bảo hiểm xã hội 2014, người lao động đã được nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do mang thai ngoài tử cung mà chưa phục hồi được sức khoẻ thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ. Cụ thể:
Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định như sau:
– Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;
– Tối đa 07 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;
– Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác.
Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Xem thêm: Chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Mang thai ngoài tử cung thì lao động được hưởng chế độ gì?” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Điều kiện thành lập văn phòng luật sư, công ty luật
Điều kiện thành lập văn phòng luật sư, công ty luật được quy định như thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết [...]
Nội dung quyền hưởng dụng theo quy đinh của pháp luật
Quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc [...]