Một số lưu ý về việc xác định cha mẹ con theo quy định mới nhất
Việc xác định cha, mẹ, con được thực hiện theo nguyên tắc nào? Ai có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con? Một số lưu ý về việc xác định cha mẹ con theo quy định mới nhất được chúng tôi tổng hợp dưới đây.
Quy định về xác định cha, mẹ, con
Căn cứ theo quy định tại Điều 88, Điều 89 Luật hôn nhân và gia đình 2014, việc xác định cha, mẹ, con được thực hiện như sau:
Xác định cha, mẹ
– Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
– Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.
Xác định con
– Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình.
– Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó không phải là con mình.
Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con
Căn cứ theo quy định tại Điều 101 Luật hôn nhân và gia đình 2014, thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con được quy định như sau:
– Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.
– Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Xem thêm: Thực hiện đồng thời thủ tục đăng ký khai sinh và nhận lại cha mẹ con
Người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con
Điều 102 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con như sau:
– Cha, mẹ, con đã thành niên không bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp không có tranh chấp.
– Cha, mẹ, con, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp có tranh chấp.
– Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; xác định con cho cha, mẹ chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự:
+ Cha, mẹ, con, người giám hộ;
+ Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
+ Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
+ Hội liên hiệp phụ nữ.
Xem thêm: Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên quy định thế nào?
Quyền nuôi con của cha mẹ sau khi ly hôn theo quy định pháp luật
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Một số lưu ý về việc xác định cha mẹ con theo quy định mới nhất” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Thủ tục ly hôn mới nhất
THỦ TỤC LY HÔN MỚI NHẤT Khi muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân về mặt pháp lý, việc tuân thủ trình tự thủ tục ly hôn [...]
Thủ tục ly hôn
Ly hôn là giải pháp phù hợp nếu mối quan hệ hai vợ chồng không còn được tốt. Để ly hôn được nhanh chóng, bảo vệ [...]