Quy định mới nhất của pháp luật về ngừng đình công
Khi xét thấy việc đình công có thể gây thiệt hại đến nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể quyết định ngừng đình công. Dưới đây là một số quy định mới nhất của pháp luật về ngừng đình công.
Trường hợp bị ngừng đình công
Không phải bất cứ trường hợp nào cũng bị ngừng đình công. Nghị định 46/2013/NĐ-CP quy định các trường hợp ngừng đình công như sau:
1. Đình công diễn ra trên địa bàn xuất hiện thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.
2. Đình công diễn ra đến ngày thứ ba tại các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, vệ sinh công cộng làm ảnh hưởng tới môi trường, điều kiện sinh hoạt và sức khỏe của nhân dân tại thành phố thuộc tỉnh.
3. Đình công diễn ra có các hành vi bạo động, gây rối làm ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của nhà đầu tư, làm mất an ninh, trật tự công cộng ảnh hưởng đến các hoạt động của cộng đồng dân cư tại nơi xảy ra đình công.
Xem thên: 06 trường hợp không được đình công theo quy định mới nhất
Khi tiến hành đình công các bên có quyền và hành vi bị cấm nào?
Thủ tục ngừng đình công
Thẩm quyền ra quyết định ngừng đình công thuộc về Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Việc quyết định ngừng đình công được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định 46/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Bước 1: Thông báo tình hình đình công
Trong trường hợp xét thấy cuộc đình công đang diễn ra có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến nền kinh tế quốc dân, đến lợi ích công cộng,…thuộc một trong các trường hợp trên, Phòng Lao động – Thương Binh và Xã hội báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc ngừng đình công.
Bước 2: Đề nghị ngừng đình công
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định ngừng đình công, đồng thời gửi Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ngay sau khi nhận được báo cáo của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
Đề nghị ngừng đình công gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm:
– Tên doanh nghiệp đang diễn ra đình công;
– Lý do ngừng đình công;
– Yêu cầu của tập thể lao động;
– Địa điểm đình công; thời điểm bắt đầu đình công;
– Kiến nghị về việc ngừng đình công;
– Phạm vi diễn ra đình công;
– Số lượng người lao động đang tham gia đình công;
– Các biện pháp để thực hiện quyết định ngừng đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Bước 3: Quyết định ngừng đình công
Khi nhận được đề nghị ngừng đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phải có ý kiến để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định.
Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nhận được báo cáo của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải ra quyết định ngừng đình công.
Bước 4: Thông báo quyết định ngừng đình công
Quyết định về việc ngừng đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải được thông báo ngay cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh, Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở và người sử dụng lao động nơi đình công đang diễn ra biết và thực hiện.
Bước 5: Thực hiện ngừng đình công
Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được quyết định ngừng đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải thực hiện ngừng đình công.
Trong thời hạn 48 giờ, kể từ khi nhận được quyết định ngừng đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về kết quả thực hiện ngừng đình công.
Xem thêm: Hoãn đình công theo quy định mới nhất của pháp luật
Thủ tục đình công theo quy định mới nhất của pháp luật
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc về “Quy định mới nhất của pháp luật về ngừng đình công”. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được được giải đáp.
Bị tạm đình chỉ công việc có phải đóng BHXH, BHYT?
Người lao động bị tạm đình chỉ công việc có phải đóng BHXH, BHYT? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Người [...]
Tiền lương KPI có phải tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Tiền lương KPI được hiểu là lương được trả theo hiệu quả công việc của người lao động. Mỗi người lao động sẽ [...]