Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm của bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba
Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm của bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba được quy định tại Nghị định 67/2023/NĐ-CP. Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm của bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba
Theo quy định tại Điều 55 Nghị định 67/2023/NĐ-CP thì giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba như sau:
♣ Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng là 100 triệu đồng cho một người trong một vụ và không giới hạn số vụ tổn thất.
♣ Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) được xác định như sau:
- Đối với công trình có giá trị dưới 1.000 tỷ đồng, giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) là 10% giá trị công trình cho cả thời hạn bảo hiểm và không giới hạn số vụ tổn thất.
- Đối với công trình có giá trị từ 1.000 tỷ đồng trở lên, giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) là 100 tỷ đồng cho cả thời hạn bảo hiểm và không giới hạn số vụ tổn thất.
Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm của bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện xem xét, giải quyết bồi thường bảo hiểm theo quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và theo nguyên tắc sau:
♣ Khi người thứ ba bị thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản phát sinh trực tiếp trong quá trình thi công xây dựng thuộc trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có trách nhiệm chi trả cho bên mua bảo hiểm theo mức bồi thường sau:
+ Mức bồi thường cụ thể về sức khỏe, tính mạng được xác định theo từng loại thương tật theo Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP;
Hoặc theo thỏa thuận (nếu có) giữa người được bảo hiểm và người bị thiệt hại hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết) hoặc đại diện của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án hoặc chưa thành niên theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015) nhưng không vượt quá mức bồi thường quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP.
Trường hợp có quyết định của Tòa án thì căn cứ vào quyết định của Tòa án nhưng không vượt quá mức bồi thường quy định Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP.
+ Mức bồi thường cụ thể về thiệt hại đối với tài sản trong một vụ tổn thất được xác định theo thiệt hại thực tế và mức độ lỗi nhưng không vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
+ Chi phí pháp lý có liên quan (nếu có).
Tổng số tiền bồi thường bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều 59 Nghị định 67/2023/NĐ-CP không vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm quy định tại Điều 55 Nghị định 67/2023/NĐ-CP.
♣ Khi có yêu cầu đòi bồi thường của người thứ ba, bên mua bảo hiểm phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm giải quyết bồi thường bảo hiểm như sau:
+ Lập tức thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng các phương tiện thông tin liên lạc, sau đó trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu đòi bồi thường của người thứ ba phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm.
+ Thực hiện mọi biện pháp trong phạm vi khả năng để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất.
+ Thực hiện, phối hợp, cho phép doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các hành động và biện pháp cần thiết hoặc theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi mà doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng sau khi bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP.
– Khi có yêu cầu đòi bồi thường của người thứ ba, doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện giải quyết bồi thường bảo hiểm như sau:
+ Giám định tổn thất theo quy định pháp luật và lập biên bản giám định nguyên nhân và mức độ thiệt hại theo quy định tại khoản 6 Điều 60 Nghị định 67/2023/NĐ-CP.
+ Hướng dẫn bên mua bảo hiểm, phối hợp với bên mua bảo hiểm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thu thập đầy đủ các tài liệu để lập hồ sơ bồi thường.
+ Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại của người thứ ba thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
(Theo Điều 59 Nghị định 67/2023/NĐ-CP)
>>Xem thêm: Quy định về hợp đồng trong kinh doanh bất động sản
Trên đây là bài viết của chúng tôi. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Phân loại giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
Phân loại giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 được hiểu như thế nào? Cùng Lawkey tìm hiểu nội dung [...]
Biên bản điều tra tai nạn lao động có bắt buộc trong hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động
Những điều bạn đọc cần biết về vấn đề biên bản điều tra tai nạn lao động có bắt buộc trong hồ sơ tai nạn lao động [...]