Nội dung hoạt động thanh tra ngành ngân hàng là gì?
Hoạt động thanh tra là nhiệm vụ của Thanh tra, giám sát ngành ngân hàng. Vậy nội dung hoạt động thanh tra là gì?
1. Nội dung thanh tra ngân hàng
– Thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, quy định khác của pháp luật có liên quan, việc thực hiện các quy định trong giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp;
– Xem xét, đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản trị rủi ro và tình hình tài chính của đối tượng thanh tra ngân hàng; xem xét, đánh giá các rủi ro tiềm ẩn, chất lượng và hiệu quả hệ thống quản trị, điều hành, hệ thống kiểm toán, kiểm soát nội bộ, hệ thống quản trị rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bao gồm cả việc nhận dạng rủi ro, đo lường rủi ro, giám sát rủi ro, kiểm soát và giảm thiểu, xử lý rủi ro thông qua việc xem xét các yếu tố tác động đến an toàn hoạt động, chất lượng, hiệu quả quản trị rủi ro, khả năng chống đỡ rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
– Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về tiền tệ và ngân hàng;
– Kiến nghị, yêu cầu đối tượng thanh tra ngân hàng có biện pháp hạn chế, giảm thiểu và xử lý rủi ro để bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và phòng ngừa, ngăn chặn hành vi dẫn đến vi phạm pháp luật;
– Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật.
2. Hình thức thanh tra ngân hàng
– Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
– Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện đối tượng thanh tra ngân hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật, phát sinh rủi ro, nguy cơ đe dọa sự an toàn, lành mạnh của đối tượng thanh tra ngân hàng, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.
3.Căn cứ ra quyết định thanh tra
Việc ra quyết định thanh tra phải trên cơ sở một trong các căn cứ sau đây:
– Chương trình, kế hoạch thanh tra;
– Yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
– Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
– Khi có dấu hiệu rủi ro đe dọa sự an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng.
4.Thẩm quyền ra quyết định thanh tra và thanh tra lại
– Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng, Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ra quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra. Khi xét thấy cần thiết, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ra quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra.
– Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; vụ việc đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao.
5. Thời hạn thanh tra
– Thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra do Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài đến 70 ngày. Trường hợp cần kéo dài thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra trên 70 ngày, Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng báo cáo để Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
– Thời hạn của cuộc thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra.
>>>Xem thêm Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là gì?
Mức hỗ trợ tiền ăn bán trú, hỗ trợ gạo cho học sinh vùng khó khăn
Từ vụ ’11 học sinh bán trú ăn 2 gói mì tôm chan cơm’ ở Lào Cai, việc hỗ trợ tiền ăn bán trú, hỗ trợ gạo cho học [...]
Thương lượng tập thể là gì? theo quy định của pháp luật
Thương lượng tập thể là gì? Bộ luật lao động 2012 quy định như thế nào về nội dung và quy trình thương lượng tập [...]