Miễn giảm thuế tài nguyên theo quy định pháp luật hiện hành
Những điều cần biết về các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về vấn đề miễn và giảm thuế tài nguyên môi trường hiện nay.
Căn cứ pháp lí:
Luật thuế tài nguyên
Nghị định số 50/2010/NĐ-CP
1. Miễn thuế tài nguyên
Các trường hợp được miễn thuế tài nguyên quy định tại Điều 9 Luật thuế tài nguyên và Điều 6 Nghị định 50/2010/NĐ-CP, bao gồm:
– Miễn thuế tài nguyên đối với tổ chức, cá nhân khai thác hải sản tự nhiên.
– Miễn thuế tài nguyên đối với tổ chức, cá nhân khai thác cành, ngọn, củi, tre, trúc, nứa, mai, giang, tranh, vầu, lồ ô do cá nhân được phép khai thác phục vụ sinh hoạt.
– Miễn thuế tài nguyên đối với tổ chức, cá nhân khai thác nước thiên nhiên dùng cho hoạt động sản xuất thuỷ điện để phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.
– Miễn thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên do hộ gia đình, cá nhân khai thác phục vụ sinh hoạt.
– Miễn thuế tài nguyên đối với đất do tổ chức, cá nhân được giao, được thuê khai thác và sử dụng tại chỗ trên diện tích đất được giao, được thuê; đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự, đê điều.
Đất khai thác và sử dụng tại chỗ được miễn thuế tại điểm này bao gồm cả cát, đá, sỏi có lẫn trong đất nhưng không xác định được cụ thể từng chất và được sử dụng ở dạng thô để san lấp, xây dựng công trình; Trường hợp vận chuyển đi nơi khác để sử dụng hoặc bán thì phải nộp thuế tài nguyên theo quy định.
– Trường hợp khác được miễn thuế tài nguyên, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan báo cáo Chính phủ để trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Xem thêm : Thuế tài nguyên là gì? Đối tượng chịu thuế tài nguyên
2. Giảm thuế tài nguyên
Các trường hợp được giảm thuế tài nguyên quy định tại Điều 9 Luật thuế tài nguyên và Điều 6 Nghị định 50/2010/NĐ-CP, bao gồm:
– Người nộp thuế tài nguyên gặp thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ gây tổn thất đến tài nguyên đã kê khai, nộp thuế thì được xét miễn, giảm thuế phải nộp cho số tài nguyên bị tổn thất; trường hợp đã nộp thuế thì được hoàn trả số thuế đã nộp hoặc trừ vào số thuế tài nguyên phải nộp của kỳ sau.
– Trường hợp khác được giảm thuế tài nguyên, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan báo cáo Chính phủ để trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Trên đây là nội dung tư vấn về “Quy định pháp luật hiện hành về miễn giảm thuế tài nguyên” LawKey gửi tới bạn đọc, nếu có thắc mắc liên hệ LawKey để được giải đáp.
Cổ đông là gì? Khái niệm và phân loại cổ đông trong công ty cổ phần
Cổ đông là gì? Khái niệm và phân loại cổ đông. Quyền và ngĩa vụ của từng loại cổ đông trong công ty cổ phần hiện [...]
Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của chi nhánh Công ty TNHH
Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của chi nhánh Công ty TNHH Theo quy định tại Điều 48 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, Khi thay [...]