Quyền đối với bất động sản liền kề là gì? theo quy định hiện hành
Quyền đối với bất động sản liền kề được pháp luật dân sự quy định là một quyền khác đối với tài sản. Vậy Bộ luật dân sự 2015 quy định Quyền đối với bất động sản liền kề là gì?
Điều 159 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định Quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác. Quyền khác đối với tài sản bao gồm: Quyền đối với bất động sản liền kề; Quyền hưởng dụng và Quyền bề mặt.
Quyền đối với bất động sản liền kề là gì?
Trong quá trình sử dụng tài sản, đặc biệt là bất động sản (BĐS), nhiều khi chủ sở hữu phải sử dụng BĐS liền kề không thuộc sở hữu của mình thì mới có thể khai thác được công dụng của tài sản thuộc quyền sở hữu của mình.
Điều 245 BLDS quy định Quyền đối với BĐS liền kề là quyền được thực hiện trên một BĐS (BĐS chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một BĐS khác thuộc quyền sở hữu của người khác (BĐS hưởng quyền).
Căn cứ xác lập quyền đối với BĐS liền kề
Quyền đối với BĐS liền kề được xác lập do địa thế tự nhiên, theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc.
Hiệu lực của quyền đối với BĐS liền kề
Quyền đối với BĐS liền kề có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân và được chuyển giao khi BĐS được chuyển giao, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Nguyên tắc thực hiện quyền đối với BĐS liền kề
Việc thực hiện quyền đối với BĐS liền kề theo thỏa thuận của các bên. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
– Bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác BĐS hưởng quyền phù hợp với mục đích sử dụng của cả BĐS hưởng quyền và BĐS chịu hưởng quyền.
– Không được lạm dụng quyền đối với BĐS chịu hưởng quyền.
– Không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với BĐS hưởng quyền trở nên khó khăn.
Thay đổi việc thực hiện quyền đối với BĐS liền kề
Trường hợp có sự thay đổi về sử dụng, khai thác BĐS chịu hưởng quyền dẫn đến thay đổi việc thực hiện quyền đối với BĐS hưởng quyền thì chủ sở hữu BĐS chịu hưởng quyền phải thông báo trước cho chủ sở hữu BĐS hưởng quyền trong một thời hạn hợp lý. Chủ sở hữu BĐS chịu hưởng quyền phải tạo điều kiện thuận lợi cho chủ sở hữu BĐS hưởng quyền phù hợp với thay đổi này.
Chấm dứt quyền đối với BĐS liền kề
Quyền đối với BĐS liền kề chấm dứt trong trường hợp sau đây:
– BĐS hưởng quyền và BĐS chịu hưởng quyền thuộc quyền sở hữu của một người.
– Việc sử dụng, khai thác bất động sản không còn làm phát sinh nhu cầu hưởng quyền.
– Theo thỏa thuận của các bên.
– Trường hợp khác theo quy định của luật.
Quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề có thể bị chấm dứt khi các chủ sở hữu nhập làm một hoặc không còn nhu cầu sử dụng hạn chế BĐS liền kề.
Trên đây là nội dung Quyền đối với bất động sản liền kề là gì? theo quy định hiện hành Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.
Quy định về Trung tâm trọng tài hiện nay là như thế nào?
Trung tâm trọng tài là nơi thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại bên cạnh hình thức giải quyết tại Tòa [...]
Những lưu ý về khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp
Người lao động mắc bệnh nghề nghiệp được tổ chức khám định kỳ theo quy định tại Thông tư 28/2016/TT-BYT. Dưới đây [...]