Khi tiến hành đình công các bên có quyền và hành vi bị cấm nào?
Khi tiến hành đình công các bên có quyền và hành vi bị cấm nào? Bộ luật lao động 2012 có quy định cụ thể như sau:
Quyền của các bên
Đình công là biện pháp mạnh mẽ nhất của tập thể người lao động khi xảy ra tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. Các bên được pháp luật cho phép thực hiện một số quyền của mình trước và trong khi đình công quy định tại Điều 214 Bộ luật lao động 2012.
Cụ thể:
– Các bên có thể tiếp tục thỏa thuận để giải quyết nội dung tranh chấp lao động tập thể;
– Hoặc các bên cùng đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về lao động, tổ chức công đoàn và tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở cấp tỉnh tiến hành hoà giải.
Ngoài ra, pháp luật còn quy định một số quyền khác cho người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn như sau:
Đối với người sử dụng lao động
– Chấp nhận toàn bộ hoặc một phần yêu cầu và thông báo bằng văn bản cho Ban chấp hành công đoàn tổ chức, lãnh đạo đình công;
– Yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là bất hợp pháp.
– Đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong thời gian đình công do không đủ điều kiện để duy trì hoạt động bình thường hoặc để bảo vệ tài sản;
Đối với Ban chấp hành công đoàn:
– Yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là hợp pháp.
– Rút quyết định đình công nếu chưa đình công hoặc chấm dứt đình công nếu đang đình công;
Xem thêm: Trình tự đình công theo đúng quy định của pháp luật
06 trường hợp không được đình công theo quy định mới nhất
Các hành vi bị cấm trước, trong và sau khi đình công
Để đảm bảo cuộc đình công được diễn ra một cách an toàn, có hiệu quả, tại Điều 219 Bộ luật lao động 2012 quy định các hành vi bị cấm trước, trong và sau khi đình công. Cụ thể bao gồm 06 hành vi sau:
– Trù dập, trả thù người lao động tham gia đình công, người lãnh đạo đình công.
– Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc.
– Dùng bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động.
– Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công hoặc điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm công việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công.
– Xâm phạm trật tự, an toàn công cộng.
– Lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác.
Xem thêm: Hoãn đình công theo quy định mới nhất của pháp luật
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Khi tiến hành đình công các bên có quyền và hành vi bị cấm nào?” gửi đến bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
06 trường hợp không được đình công theo quy định mới nhất
Người lao động được phép sử dụng quyền đình công của mình để đòi hỏi lợi ích cho mình. Tuy nhiên, pháp luật quy định [...]
Các quy định cần biết về lương tháng 13 năm 2024
Có các quy định gì cần biết về lương tháng 13 năm 2024? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Lương tháng 13 là gì? [...]