Trình tự giải quyết yêu cầu của tập thể lao động khi ngừng đình công
Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ra quyết định ngừng đình công. Vậy lợi ích của tập thể lao động có bị ảnh hưởng không? Trình tự giải quyết yêu cầu của tập thể lao động khi ngừng đình công như thế nào?
Quyền, trách nhiệm của tập thể lao động khi bị ngừng đình công
Nguyên nhân chính dẫn đến đình công là sự đòi hỏi về lợi ích của tập thể người lao động. Tuy nhiên, khi xét thấy cuộc đình công có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định ngừng đình công.
Vậy thì khi ngừng đình công, cái mà tập thể lao động quan tâm đó là lợi ích của họ liệu có được giải quyết, quyền và trách nhiệm của họ đến đâu? Dự liệu được điều đó, tại Điều 12 Nghị định 46/2013/NĐ-CP có ghi nhận như sau:
Sau khi Ban chấp hành công đoàn yêu cầu ngừng đình công theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, người lao động phải trở lại làm việc và được trả lương như hai bên đã thảo thuận ban đầu.
Trường hợp người lao động không trở lại làm việc thì không được trả lương và tùy theo mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật theo quy định của nội quy lao động và các quy định của pháp luật.
Ngoài ra, yêu cầu của tập thể lao động vẫn được xem xét giải quyết.
Xem thêm: 06 trường hợp không được đình công theo quy định mới nhất
Thủ tục hoãn đình công theo quy định mới nhất của pháp luật
Trình tự giải quyết yêu cầu của tập thể lao động khi ngừng đình công
Khi bị ngừng đình công, yêu cầu đòi hỏi lợi ích của tập thể lao động vẫn được tiếp tục xem xét và giải quyết theo quy định tại Điều 11 Nghị định 46/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Bước 1: Tiến hành hòa giải
Hội đồng trọng tài lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động sau khi có quyết định đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Phiên họp hòa gỉai phải có sự tham gia của cả hai bên tranh chấp, các bên có thể ủy quyền cho người khác tham gia phiên họp hòa giải. Hội đồng trọng tài lao động hướng dẫn các bên thương lượng để đưa ra cách giải quyết tranh chấp.
– Nếu hai bên không tự thỏa thuận được thì Hội đồng đưa ra cách giải quyết, nếu hai bên đồng ý thì lập biên bản hòa giải thành.
– Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành.
– Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêucầu hòa giải mà Hội đồng trọng tài lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.
Bước 2: Tiếp tục đình công
Trường hợp hòa giải không thành và hết thời hạn ngừng đình công theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì Ban chấp hành công đoàn được tổ chức tiếp tục đình công.
Việc tiếp tục đình công phải thông báo bằng văn bản cho người sử dụng lao động, cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh và công đoàn cấp tỉnh biết ít nhất là 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu tiếp tục đình công.
Xem thêm: Khi tiến hành đình công các bên có quyền và hành vi bị cấm nào?
Trình tự đình công theo đúng quy định của pháp luật
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Những quy định mới nhất về tiền lương theo Bộ luật lao động 2012
Tiền lương là gì? Những quy định mới nhất về tiền lương theo Bộ luật lao động 2012? Các vấn đề này được quy định [...]
Khi nào NLĐ thuộc trường hợp không phải thử việc?
Theo quy định của pháp luật thì trường hợp nào người lao động không phải thử việc? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết [...]