Quy định của pháp luật về lao động là người giúp việc gia đình
Do cuộc sống bận rộn nên nhu cầu sử dụng người giúp việc ngày càng gia tăng. Dưới đây là một số quy định của pháp luật về lao động là người giúp việc gia đình mà mọi người nên biết.
Khái niệm
Đất nước ngày càng phát triển làm cho con người có ít thời gian để quan tâm đến các công việc thường nhật của gia đình. Bên cạnh đó là nhu cầu cuộc sống của người ngày càng cao hơn. Chính vì thế mà số lượng người giúp việc trong gia đình ngày càng gia tăng và chiếm một phần không nhỏ trong lực lượng lao động quốc gia.
Lao động là người giúp việc trong gia đình theo quy định tại khoản 1 Điều 179 Bộ luật lao động 2012 được hiểu là người lao động làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình.
Người lao động sống tại gia đình người sử dụng lao động; người lao động không sống tại gia đình người sử dụng lao động.
Những công việc của lao động giúp việc gia đình
Lao động là người giúp việc gia đình thực hiện các công việc thường xuyên trong gia đình và các công việc khác trong gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại. Các công việc đó được hướng dẫn tại Điều 3 Nghị định 27/2014/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Các công việc trong gia đình
Người giúp việc thực hiện các công việc trong gia đình bao gồm công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại.
Các công việc khác trong gia đình
Ngoài các công việc thường xuyên trên, người giúp việc còn thực hiện các công việc khác trong gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại, bao gồm:
– Nấu ăn cho các thành viên trong hộ gia đình mà không phải bán hàng ăn;
– Trồng rau, hoa quả, cây cảnh, chăn nuôi gia súc, gia cầm phục vụ sinh hoạt của các thành viên trong hộ gia đình mà không phải để bán, trao đổi hàng hóa;
– Lau dọn nhà ở, sân vườn, bảo vệ nhà cửa, tài sản của hộ gia đình mà không phải là nhà xưởng, cửa hàng, văn phòng, cơ sở sản xuất, kinh doanh;
– Lái xe đưa đón các thành viên trong hộ gia đình hoặc vận chuyển các đồ đạc, tài sản của hộ gia đình mà không phải đưa đón thành viên trong hộ gia đình tham gia sản xuất, kinh doanh, vận chuyển hàng hóa, vật tư, nguyên liệu cho sản xuất, kinh doanh;
– Kèm cặp thành viên trong hộ gia đình học văn hóa; giặt quần áo, chăn màn của các thành viên trong hộ gia đình mà không phải kinh doanh giặt là hoặc không phải giặt quần áo bảo hộ lao động của những người được thuê mướn sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình;
– Công việc khác phục vụ đời sống, sinh hoạt của hộ gia đình, các thành viên trong hộ gia đình và không trực tiếp hoặc góp phần tạo ra thu nhập cho hộ hoặc cá nhân trong hộ gia đình.
Xem thêm: Những quy định mới nhất về tiền lương theo Bộ luật lao động 2012
Người lao động được nghỉ những ngày nào trong năm?
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Quy định về giao kết hợp đồng lao động với nhóm người lao động
Quy định về giao kết hợp đồng lao động với nhóm người lao động Theo quy định tại Bộ luật lao động 2012, Hợp đồng [...]
Những lợi ích từ bảo hiểm y tế
Những thông tin về quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được Lawkey chia sẻ trong bài viết này. 1. Bảo hiểm [...]