Giải quyết tranh chấp lao động tập thể trong doanh nghiệp cấm đình công
Giải quyết tranh chấp lao động tập thể trong doanh nghiệp cấm đình công được quy định tại Nghị định số 41/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành điều 220 của Bộ luật lao động 2012 về danh mục đơn vị sử dụng lao động không được đình công và giải quyết yêu cầu của tập thể lao động ở đơn vị sử dụng lao động không được đình công.
1, Tranh chấp lao động tập thể về quyền
Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 41/2013/NĐ-CP: Khi nhận được yêu cầu của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở về việc chấp hành các quy định của pháp luật lao động liên quan đến quyền của người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm khắc phục ngay vi phạm, đồng thời thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ có liên quan theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Vấn đề giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
2, Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
Trình tự giải quyết qua 3 cấp:
Hòa giải viên lao động:
Người sử dụng lao động thương lượng với Ban Chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, đồng thời thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện, nơi đơn vị sử dụng lao động đóng trụ sở chính để cử hòa giải viên lao trực tiếp hỗ trợ quá trình thương lượng; thực hiện những nội dung đã được hai bên thống nhất ngay sau khi kết thúc phiên họp thương lượng tập thể.
Hội đồng trọng tài lao động:
Thương lượng không thành, mỗi bên có văn bản đề nghị Hội đồng trọng tài lao động nơi đơn vị sử dụng lao động đóng trụ sở chính xem xét, giải quyết.
Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động hoặc Ban Chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, Hội đồng trọng tài lao động phải kết thúc hòa giải theo quy định. Các bên phải thực hiện ngay các thỏa thuận đã đạt được ghi trong biên bản hòa giải.
Chủ tịch UBND cấp tỉnh:
Sau 05 ngày, kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành mà một trong các bên không thực hiện thỏa thuận đã đạt được hoặc sau 03 ngày, kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải không thành thì Ban Chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có văn bản kiến nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và công đoàn cấp trên báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về kiến nghị của tập thể lao động, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, phối hợp với Chủ tịch công đoàn cùng cấp, các cơ quan liên quan của tỉnh, thành phố và Bộ, ngành là đại diện chủ sở hữu của đơn vị sử dụng lao động không được đình công đóng trên địa bàn giải quyết kiến nghị của tập thể lao động. Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là kết luận cuối cùng mà hai bên phải chấp hành.
Trên đây là nội dung Trình tự giải quyết các loại tranh chấp lao động tập thể trong những doanh nghiệp không được đình công. Quý bạn đọc còn thắc mắc có thể gọi điện trực tiếp theo số hotline của Lawkey để được tư vấn trực tiếp!
Xem thêm: Vấn đề giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền của chủ tịch UBND huyện
Có được đóng bảo hiểm xã hội khi tham gia nghĩa vụ quân sự?
Những nội dung bạn đọc cần biết về đóng bảo hiểm xã hội đối với thời gian tham gia nghĩa vụ quân sự theo quân sự [...]
Đi làm lại khi chưa hết thời gian nghỉ sinh con có được hưởng lương
LƯƠNG CỦA LAO ĐỘNG NỮ ĐI LÀM LẠI KHI CHƯA HẾT THỜI GIAN NGHỈ SINH CON Tóm tắt câu hỏi: Chào Luật sư, Tôi sinh con vào [...]