Bổ nhiệm giám định viên tư pháp nông nghiệp và phát triển nông thôn
Tiêu chuẩn để bổ nhiệm giám định viên tư pháp là gì? Thủ tục Bổ nhiệm giám định viên tư pháp nông nghiệp và phát triển nông thôn được quy định như thế nào?
Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp
Giám định viên tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn phải đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại Điều 5 Thông tư 49/2014/TT-BNNPTNT, bao gồm 04 điều kiện dưới đây:
– Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt.
– Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc tương đương trở lên.
– Đã có kinh nghiệm thực tế hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn liên tục từ đủ 05 năm trở lên.
– Không thuộc các trường hợp sau:
+ Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
+ Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Xem thêm: Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp mới nhất
Thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 49/2014/TT-BNNPTNT, thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp được thực hiện như sau:
Thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn, lập danh sách và gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp đối với từng người được đề nghị bổ nhiệm đến Vụ Pháp chế.
Hồ sư bao gồm:
– Công văn đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp của thủ trưởng đơn vị (Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này).
– Bản sao bằng tốt nghiệp đại học trở lên.
– Sơ yếu lý lịch và Phiếu lý lịch tư pháp.
– Giấy xác nhận về thời gian thực tế hoạt động chuyên môn của cơ quan, tổ chức nơi người được đề nghị bổ nhiệm hoặc bản sao văn bản của cơ quan, đơn vị để chứng minh thời gian thực tế hoạt động chuyên môn của người được đề nghị bổ nhiệm.
Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ xem xét hồ sơ, lựa chọn và trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp từ chối không bổ nhiệm, Vụ Pháp chế trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho cơ quan, đơn vị đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp.
Thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp tại địa phương
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Tư pháp lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn, lập hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) bổ nhiệm giám định viên tư pháp.
Hồ sơ được chuẩn bị như đối với trường hợp bổ nhiệm tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Xem thêm: Thủ tục miễn nhiệm giám định viên tư pháp theo pháp luật hiện nay
Thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp theo quy định hiện nay
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Hộ gia đình có được đăng ký thường trú, tạm trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp?
Có thể có bao nhiêu hộ gia đình được đăng ký thường trú, tạm trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp? Hãy cùng LawKey tìm [...]
Thủ tục thay đổi lĩnh vực giám định của Văn phòng giám định tư pháp
Hồ sơ xin phép thay đổi lĩnh vực giám định của Văn phòng giám định tư pháp bao gồm những giấy tờ nào? Thủ tục thay [...]