Phân biệt trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp
Trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp đều là những khoản tiền mà người lao động nhận được khi nghỉ việc. Tuy nhiên, không phải ai cũng phân biệt được các khoản trợ cấp này. Hãy cùng LawKey phân biệt trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp theo những tiêu chí sau đây:
Tiêu chí | Trợ cấp mất việc làm | Trợ cấp thôi việc | Trợ cấp thất nghiệp |
Căn cứ pháp lý | Điều 49 Bộ luật Lao động 2012 | Điều 48 Bộ luật Lao động 2012 | Chương 6 Luật Việc làm 2013 |
Khái niệm | Là một khoản tiền người sử dụng lao động phải trả cho người lao động mất việc làm khi thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã. | Là một khoản tiền người sử dụng lao động phải trả cho người lao động trong hầu hết các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động. | Là một khoản tiền mà cơ quan bảo hiểm xã hội phải trả nhằm hỗ trợ người lao động giải quyết tình trạng thất nghiệp. |
Đối tượng chi trả | Người sử dụng lao động | Người sử dụng lao động | Cơ quan bảo hiểm xã hội |
Điều kiện hưởng | – Do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã mà không thể bố trí công việc cho người lao động… – Người lao động đã làm việc thường xuyên từ 12 tháng trở lên. | – Chấm dứt hợp đồng lao động do hết hạn hợp đồng, do hai bên thỏa thuận, đã hoàn thành công việc, hoặc các trường hợp chấm dứt hợp đồng được trợ cấp thôi việc khác. Xem thêm: Điều kiện và thủ tục hưởng trợ cấp thôi việc – Người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên. | – Chấm dứt hợp đồng lao động, trừ khi người lao động đơn phương chấm dứt trái luật; Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng. – Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong 24 tháng hoặc từ đủ 12 tháng trở lên trong 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, tùy từng trường hợp. – Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm. – Chưa tìm được việc sau 15 ngày, từ ngày nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp. |
Thời gian làm việc tính trợ cấp | Là tổng thời gian làm việc thực tế, trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được trả trợ cấp thôi việc. | Là tổng thời gian làm việc thực tế, trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được trả trợ cấp thôi việc. | – Tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp. – Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng. |
Tiền lương tính trợ cấp | Là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm. | Là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc. | Là tiền lương bình quân đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. |
Mức hưởng | Mỗi năm làm việc được trợ cấp một tháng tiền lương, nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương. | Mỗi năm làm việc được trả nửa tháng tiền lương. | Bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở hoặc 05 lần mức lương tối thiểu vùng, tùy từng đối tượng |
Lưu ý:
Văn bản đầu tiên quy định về Bảo hiểm thất nghiệp là Nghị định 127/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2009. Khi nghỉ việc đủ điều kiện sẽ được tính hưởng trợ cấp thất nghiệp từ thời điểm 1/1/2009.
Như vậy, những trường hợp bắt đầu đi làm và ký hợp đồng lao động từ 1/1/2009 sẽ không còn được hưởng trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc; chỉ còn được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Xem thêm: Được trợ cấp thôi việc khi người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động
Trên đây là nội dung tư vấn về “Phân biệt trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp” do LawKey tổng hợp trên cơ sở các quy định của pháp luật tại thời điểm soạn thảo. LawKey cảm ơn quý khách hàng đã sử dụng dịch vụ.
Quy định về Giao kết hợp đồng đào tạo theo BLLĐ 2012
Quy định về Giao kết hợp đồng đào tạo theo BLLĐ 2012 Người sử dụng lao động được tuyển người vào học nghề, tập [...]
Các loại hình và chế độ bảo hiểm xã hội mới nhất theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024
Ngày 29/6/2024, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội 2024, trong đó đã quy định các loại hình và chế độ bảo [...]