Nghĩa vụ thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh
Tạm ngừng kinh doanh là việc doanh nghiệp tạm thời không thực hiện hoạt động kinh doanh, trong khoảng thời gian không quá 2 năm – nghĩa là doanh nghiệp không được ký kết hợp đồng, không được xuất hóa đơn hay bất kỳ giao dịch nào khác. Sau khi hết thời gian tạm ngừng doanh nghiệp phải hoạt động trở lại, nếu không hoạt động thì phải giải thể hoặc chuyển nhượng. Sau đây, LawKey sẽ đưa ra một số nội dung quy định của pháp luật về nghĩa vụ thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh như sau:
1. Thủ tục tạm ngừng kinh doanh
– Thông báo tạm ngừng kinh doanh
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 57 Nghị định 78/2015/NĐ-CP khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp đồng thời gửi Thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã đăng ký chậm nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
– Trình tự, thủ tục tạm ngừng kinh doanh
Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, kèm theo thông báo phải có quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.
Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận hồ sơ cho doanh nghiệp sau khi tiếp nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh, thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của doanh nghiệp.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã đăng ký tạm ngừng kinh doanh, Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đến cơ quan thuế để phối hợp quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.
Xem thêm: Thủ tục tạm ngừng kinh doanh của Công ty Hợp danh
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh của Công ty TNHH
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh của công ty cổ phần
– Thời hạn tạm ngừng kinh doanh
Thời hạn tạm ngừng kinh doanh không được quá một năm. Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho Phòng Đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá hai năm.
2. Nghĩa vụ nộp thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh
– Đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh
Tại Điều 14 Thông tư 151/2014/TT-BTC có quy định về nghĩa vụ nộp thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh như sau:
- Người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh không phát sinh nghĩa vụ thuế thì không phải nộp hồ sơ khai thuế của thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Trường hợp người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ quyết toán thuế năm.
- Đối với người nộp thuế thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản về việc tạm ngừng kinh doanh hoặc hoạt động kinh doanh trở lại với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi người nộp thuế đã đăng ký theo quy định.
– Trình tự, thủ tục thực hiện
Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thuế biết về thông tin người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh hoặc hoạt động kinh doanh trở lại chậm nhất không quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của người nộp thuế. Trường hợp người nộp thuế đăng ký tạm ngừng kinh doanh, cơ quan thuế có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh về nghĩa vụ thuế còn nợ với ngân sách nhà nước của người nộp thuế chậm nhất không quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin từ cơ quan đăng ký kinh doanh.
Đối với người nộp thuế thuộc đối tượng đăng ký cấp mã số thuế trực tiếp tại cơ quan thuế thì trước khi tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế phải có thông báo bằng văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất 15 (mười lăm) ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh.
– Nội dung thông báo
Nội dung thông báo gồm:
+ Tên, địa chỉ trụ sở, mã số thuế;
+ Thời hạn tạm ngừng kinh doanh, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng;
+ Lý do tạm ngừng kinh doanh;
+ Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, đại diện của nhóm cá nhân kinh doanh, của chủ hộ kinh doanh.
Hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế phải thực hiện kê khai thuế theo quy định. Trường hợp người nộp thuế ra kinh doanh trước thời hạn theo thông báo tạm ngừng kinh doanh thì phải có thông báo bằng văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp đồng thời thực hiện nộp hồ sơ khai thuế theo quy định.
Lưu ý: Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh công ty không phải nộp báo cáo thuế, không phải nộp thuế môn bài, không kê khai thuế giá trị gia tăng hàng tháng, không nộp báo cáo tài chính cuối năm.
Xem thêm: Quy định về hồ sơ khai thuế khi doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh
Trên đây là nội dung tư vấn về “Nghĩa vụ thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh” do chiakhoaphapluat.vn tổng hợp trên cơ sở các quy định của pháp luật tại thời điểm soạn thảo. LawKey cảm ơn quý khách hàng đã sử dụng dịch vụ.
Điều kiện để tạo hóa đơn điện tử trong Công ty cổ phần
Hóa đơn điện tử giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm thiểu các rủi ro mất mát, hư hỏng [...]
Thay đổi thông tin đăng ký thuế trong Công ty cổ phần
Thay đổi thông tin đăng ký thuế là một trong những vấn đề quan trọng. Vậy thay đổi thông tin đăng ký thuế trong Công ty cổ [...]